Thể loại và vị trí trong dàn nhạc Đàn_hồ

Xò u - Đàn hồ của người Thái

Đàn hồ ban đầu chỉ có một loại. Về sau, nó phát triển thành ba loại có cùng đặc điểm cấu tạo và cách thức sử dụng nhưng khác nhau về kích thước, âm vực, âm sắc cũng như vị trí trong dàn nhạc. Đó là Hồ, Hồ trung, Hồ đại

Hồ

Cũng được gọi là đàn nhị trung để phân biệt với đàn nhị líu. Đâu loại đàn phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc. Dây đàn được định âm tương ứng với đàn nhị. Hai dây cách nhau một quãng năm đúng trên khuôn nhạc khóa sol. Đối ứng với dàn nhạc cổ điển phương Tây, nó có âm vực tương đương với đàn viola nhưng với âm sắc đục hơn; thường được sử dụng làm bè trung của dàn nhạc với số lượng từ 2 đến 10 chiếc (tùy theo quy mô dàn nhạc). Trong môn nghệ thuật hát xẩm, đàn hồ được diễn tấu cùng với trống khẩu, phách thoi và phách thẻ. Khác với cách thức diễn tấu của violon hoặc viola, người sử dụng đặt hộp đàn lên phần trên của đùi và kéo đàn ở tư thế ngồi. Các kỹ thuật sử dụng cung ngắt, chạy nhanh, nhảy xa, rền, rung, vuốt, luyến, láy được áp dụng phổ biến.

Hồ trung

Đàn tro của người Khmer

Hồ trung có kích thước lớn hơn hồ thường. Dây đàn hồ trung to hơn dây đàn hồ và được định âm trầm hơn dây đàn hồ 1 quãng tám (8 cung bậc). Hai dây đàn được định âm cách nhau 1 quãng năm đúng nhưng được ghi nốt nhạc ở khóa fa trong khuôn ký âm tự (khuôn ghi nốt nhạc 5 dòng). Đối ứng với dàn nhạc cổ điển phương Tây, đàn hồ trung có âm vực tương đương với đàn violoncel (thường gọi tắt là cello) làm bè trung pha trầm và trầm trong dàn nhạc. Do có kích thước tương đối lớn và trọng lượng đáng kể, khi sử dụng, nhạc công phải dùng một giá đỡ hộp đàn bằng gỗ để trước mặt và diễn tấu trong tư thế ngồi trên ghế. Các kỹ thuật rền, rung, vuốt, luyến, láy được áp dụng kết hợp với sử dụng cung liền (giai điệu) hoặc cung rời (piczigator). Các kỹ thuật dùng cung ngắt, chạy nhanh, nhảy xa ít được áp dụng do không phù hợp với đặc tính âm vực và âm sắc của đàn.

Hồ đại

Diễn tấu đàn hồ

Đây là loại đàn có kích thước lớn thứ hai sau đê âm cách hồ trong các loại đàn hồ. Dây hồ đại to được định âm thấp hơn 1,5 quãng tám (12 cung bậc) so với đàn hồ. Với nghệ sĩ tài năng, hồ đại có thể được định âm rộng gần 2 quãng tám. Hai dây đàn lên cách nhau 1 quãng năm đúng và được ghi nốt nhạc ở khóa fa trong khuôn nhạc. Đối ứng với dàn nhạc cổ điển-thính phòng phương Tây, hồ đại có vị trí tương đương với đàn contrebass, đảm nhận bè trầm và cực trầm trong dàn nhạc. Do kích thước và trọng lượng lớn, khi sử dụng, nhạc công phải đặt đàn xuống sàn và diễn tấu trong tư thế ngồi trên ghế. Các kỹ thuật sử dụng cung rời (piczigator) thường được dùng để đệm cho phần tiết tấu của bản nhạc hoặc bài hát. Kỹ thuật cung liền (giai điệu) bị hạn chế do âm vực của đàn thấp. Các kỹ thuật rền, rung, vuốt, luyến, láy hầu như không dùng đến. Gần đây một số nghệ nhân đã cải tiến đàn hồ trung với 4 dây đàn và bàn phím trơn như cần đàn cello hay contrabss, mục đích để sử dụng trong các dàn nhạc dân tộc quy mô. Do cung vĩ rời nên nhạc cụ cải tiến này có kỹ thuật kéo đẩy tương tự cello và contrabass.